Tới thời điểm này, tỉnh Thái Nguyên có gần 200 dự án chưa triển khai và không có khả năng thực hiện, trong đó có không ít dự án – công trình trọng điểm. Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII đã xác định cần thực hiện 45 công trình trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015. Trong số này có 9 công trình trọng điểm chuyển tiếp từ khóa XVII còn lại là những công trình bổ sung mới. Bên cạnh đó, Thái Nguyên cũng rất nỗ lực trong thu hút đầu tư nên đã có được số lượng dự án khá lớn tiếp cận địa bàn tỉnh này.
Theo đánh giá của Sở KH&ĐT Thái Nguyên, trong tổng số 620 dự án đầu tư ngoài ngân sách đã được chấp thuận và cấp giấy chứng nhận đầu tư (trong đó có 430 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, 190 dự án được chấp thuận đầu tư) có khoảng 250 dự án đã triển khai và đi vào hoạt động, 195 dự án đang tiến hành triển khai đúng tiến độ và 175 dự án chưa triển khai và triển khai chậm hoặc không có khả năng thực hiện, chiếm khoảng 25% tổng số dự án.
Điển hình nhất là loạt 14 dự án đầu tư vào Khu du lịch hồ Núi Cốc với tổng số vốn đăng ký trên 10 nghìn tỷ đồng thì đến nay mới có 2 dự án được triển khai theo kế hoạch, 11 dự án chưa triển khai và 1 dự án xin rút đầu tư. Nguyên nhân của tình trạng này được xác định do khủng hoảng kinh tế, lãi suất tín dụng trong những năm qua tăng nhanh khiến cho các nhà đầu tư không có lãi và tiến hành đầu tư cầm chừng. Bên cạnh đó, một số cơ chế chính sách, nhất là chính sách về đất đai có nhiều biến động.
Xem thêm dự án golden bay cam ranh city và căn hộ vision 1 quận bình tân giá rẻ.
Khó khăn nhất hiện nay là quy trình và thời gian việc chuyển đổi thu hồi đất lúa kéo dài nên ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện đền bù và thu hồi đất. Một số nhà đầu tư thực hiện đồng thời nhiều dự án trên địa bàn tỉnh dẫn đến không đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện…
Theo kế hoạch, chỉ còn chưa đầy 2 tháng nữa, cầu Nhật Tân sẽ được thông xe kỹ thuật, đúng dịp kỷ niệm 60 năm Giải phóng Thủ đô 10/10. Trước thông tin này, liệu thị trường bất động sản bên kia cầu – khu vực huyện Đông Anh – có khởi sắc trở lại, khi nhiều người và giới kinh doanh BĐS đang vô cùng ngóng đợi. Từ năm 2009, khi dự án xây dựng cầu Nhật Tân được triển khai, giá đất trên địa bàn huyện Đông Anh bắt đầu lên cơn sốt. Cơn sốt ấy khiến cho nhiều xã, vốn thuần nông, nghèo xác xơ và dân trí thấp, bỗng chốc xuất hiện dày đặc các trung tâm môi giới nhà đất dọc theo đường làng.
Đến cuối năm 2010, bằng cách “bơm hơi”, “thổi phồng” của giới đầu tư, giá đất tại thôn Ngọc Chi (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh) tăng lên gấp ba, thậm chí năm lần so với trước đó. Thực tế đã có thời điểm, giá đất tại đây được đẩy lên 80 đến 90 triệu đồng/m2, ở vị trí mặt đường dẫn lên chân cầu Nhật Tân. Giá đất trong làng, ngõ rộng, chào bán khoảng 60 triệu đồng/m2, ngõ nhỏ hơn 50 triệu đồng/m2.
Tại thời điểm “sốt giá” năm 2011, giá bất động sản ở huyện Đông Anh tăng chóng mặt, lên đến 50-60% so với năm 2009. Tại xã Vĩnh Ngọc, mảnh đất bám mặt đường ôtô vào được giá khoảng 80 triệu/m2. Còn với những mảnh đất gần đường dẫn lên cầu Nhật Tân, giá đã ở ngưỡng 100 triệu đồng/m2. Thời gian này, giới đầu tư đã “ngập túi” sau đợt “làm giá” đất tại khu vực cầu Nhật Tân đi qua. Thiệt hại nhất vẫn là những nhà “lướt sóng” phía sau.
Họ đã phải ngậm ngùi khi “cơn sốt” lắng xuống. Nhiều người chấp nhận cắt lỗ để bán nhưng “mỏi mắt” mà không thấy người mua. Thậm chí, từ cuối năm 2011 đến nay, bất động sản tại khu vực này đã đóng băng khiến cho nhiều nhà đầu tư gần như trắng tay vì chót “đánh bạc” với sự đầu tư “đón lõng” này.