Monthly Archives: Tháng Sáu 2023

Thu hút FDI vào vùng ĐBSCL: Vùng đất mãi vẫn chỉ là ‘giàu tiềm năng’!

Tháng Sáu 26, 2023

(KTSG) – Khơi thông dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là giải pháp hiệu quả để tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long – vùng kinh tế quan trọng ở phía Nam với vô vàn tiềm năng đang chờ được khai thác. Nhưng điều gì đang cản trở dòng chảy FDI vào khu vực này?

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 60% sản lượng lúa, 40% sản phẩm thủy sản của cả nước

Đồng bằng sông Cửu Long chiếm tới 60% sản lượng lúa, 40% sản phẩm thủy sản của cả nước. Ảnh minh họa: Trung Chánh

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vốn được coi là vùng đất giàu tiềm năng về tự nhiên và con người. Trải dài trên diện tích 40.577 ki lô mét vuông với dân số trên 20 triệu người, đây là một vùng kinh tế trọng điểm, là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế – xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh,… của cả nước. Nơi đây chiếm tới 60% sản lượng lúa, 40% sản phẩm thủy sản, đồng thời là địa bàn cung cấp nguồn nhân lực chính cho vùng Đông Nam bộ và TPHCM.

Chỉ hơn vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên

Thừa hưởng nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, ĐBSCL kỳ vọng trở thành vùng kinh tế tiềm năng của đất nước. Tuy nhiên, sau hơn 30 năm đổi mới, đến nay khu vực này vẫn chưa có sự bứt phá về thu hút FDI…

Trong quí 1-2023 ĐBSCL chỉ tiếp nhận được 19 dự án FDI mới, 22 dự án tăng vốn và 16 lượt nhà đầu tư góp vốn mua cổ phần, với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 250 triệu đô la Mỹ. Điều đáng quan tâm là có đến 10/13 địa phương thuộc ĐBSCL không thu hút được dự án nào.

Tính đến hết quí 1-2023, ĐBSCL thu hút được tổng cộng 1.694 dự án FDI với gần 35 tỉ đô la Mỹ vốn đăng ký; quy mô vốn rất nhỏ, chỉ đứng trên vùng núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên.

Tốc độ giải ngân ì ạch

Tuy vậy việc xếp hạng về vốn đăng ký chưa phải quá quan trọng, số lượng và chất lượng số vốn thực hiện mới là giá trị đóng góp thực sự của FDI cho nền kinh tế vùng. Đây là chỉ tiêu ĐBSCL phải tính đến để tìm giải pháp khắc phục. Vì vậy, xin điểm lại một vài dự án có quy mô vốn FDI rất lớn so trong phạm vi cả nước mà nhà đầu tư nước ngoài đã chọn đầu tư vào ĐBSCL để đánh giá, từ đó thấy được phần nào những bất cập của công tác quản lý nhà nước đối với các dự án FDI sau cấp phép.

Một trong số đó phải kể đến dự án nhà máy điện khí tại Bạc Liêu. Dự án có công suất 3.200 MW và tổng vốn đầu tư đăng ký 93.600 tỉ đồng (gần 4 tỉ đô la, chiếm tới 90% vốn FDI đã đăng ký đầu tư tại Bạc Liêu). Tiến hành đàm phán từ năm 2018, đến năm 2020 dự án được cấp chứng nhận đầu tư với tiến độ sau 12 tháng sẽ hoàn thành thủ tục đầu tư (vào cuối 2020). Sau đó, trong 36 tháng sẽ triển khai xây lắp, lắp đặt đường ống dẫn khí vào bờ và vận hành tổ máy điện turbin khí giai đoạn 1 vào cuối năm 2027. Tuy nhiên, hiện tại dự án vẫn chưa thể triển khai do đang vướng mắc các thủ tục liên quan thuộc thẩm quyền các bộ, ngành ở trung ương, như quy hoạch và giá điện.

Tiếp đó, dự án nhà máy điện Long An 1 và 2, có tổng vốn đầu tư đăng ký 3 tỉ đô la, được cấp phép tháng 3-2021, nhưng chưa thực hiện bất kỳ thủ tục đầu tư nào. Cùng chung cảnh ngộ là dự án Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn 2 tại Cần Thơ, được cấp phép năm 2021, có công suất 1.050 MW, tổng vốn đăng ký đầu tư 1,3 tỉ đô la (chiếm tới 60% tổng vốn FDI đã đăng ký đầu tư tại Cần Thơ). Kế hoạch là đưa vào vận hành thương mại 2026-2027, nhưng đến nay mới thỏa thuận được khung hợp đồng mua khí từ Tập đoàn Dầu khí quốc gia, các thủ tục đều chậm so kế hoạch đặt ra.

Ngoài một số dự án có vốn lớn như vừa nêu còn giậm chân tại chỗ, tỷ lệ giải ngân vốn FDI ở ĐBSCL cũng rất khiêm tốn. Ví dụ, Cần Thơ thu hút được được 86 dự án FDI với vốn đăng ký 2,2 tỉ đô la, nhưng vốn thực hiện mới đạt khoảng 26%. Ở Long An, tính đến hết quí 1-2023 thu hút được 1.171 dự án với 10 tỉ đô la vốn đăng ký, nhưng tỷ lệ giải ngân chưa đến 40%;…

Những bất cập đang chờ được tháo gỡ

Tại Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng – phát triển kinh tế đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra ngày 10-6-2023 tại Cần Thơ, do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức, vấn đề thu hút FDI cũng đã được đưa ra thảo luận. Các trao đổi đã cho thấy còn nhiều trở ngại cần được đánh giá cụ thể để có giải pháp xử lý phù hợp, nhằm khai thông dòng chảy ngoại lực quan trọng này.

Các chuyên gia đều đồng ý rằng, thực trạng trên cho thấy công tác hỗ trợ các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có quy mô lớn, từ các cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp chưa được chú ý đúng mức, gây cản trở và chậm tiến độ.

Còn đối với thực trạng 10/13 địa phương vùng ĐBSCL trong quí 1-2023 không thu hút được dự án nào, có thể do việc tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư chưa bài bản, chưa đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng về cung cấp xác thực thông tin về các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài; công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường cũng như định vị nhà đầu tư tiềm năng còn hạn chế.

Đáng chú ý là công tác “xúc tiến đầu tư tại chỗ”, thông qua việc chăm sóc các nhà đầu tư hiện có, chưa được chú trọng, trong khi hỗ trợ để các nhà đầu tư hiện hữu thuận lợi triển khai các hoạt động đầu tư và kinh doanh mới là một trong những biện pháp xúc tiến đầu tư hữu hiệu nhất.

Bên cạnh đó, các thủ tục hành chính liên quan đến việc cấp phép trong quá trình xây dựng, sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp FDI còn kéo dài. Nhiều địa phương đã thực hiện một cửa tại chỗ nhưng mới chỉ là một cửa tiếp nhận và trả hồ sơ; sau đó hồ sơ vẫn phải chuyển qua nhiều cửa khác nhau, nên thời gian xem xét giải quyết các vấn đề cụ thể vẫn bị kéo dài. Có những nhà đầu tư thậm chí phải tìm thuê các công ty tư vấn “sân sau” để được việc. Những “dấu ấn” xấu về môi trường đầu tư đó chắc chắn sẽ được “chuyển tải” ra bên ngoài, kéo theo các hệ lụy xấu khác trong tương lai.

Khắc phục như thế nào?

Ngoài tiềm năng của một trung tâm sản xuất nông nghiệp của cả nước, ĐBSCL còn cho thấy có tiềm năng về phát triển công nghiệp, như phát triển điện gió ngoài khơi và công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản; đầu tư vào công nghệ cao nuôi trồng, canh tác, bảo quản nông, thủy, hải sản,… Tuy nhiên, nếu không có giải pháp xử lý khó khăn cho nhà đầu tư thì rất khó để biến tiềm năng đó thành nguồn lực phát triển thực sự.

Hiện nay, Chính phủ đang tập trung đầu tư nhiều hơn cho các dự án phát triển giao thông ở ĐBSCL, trên cơ sở triển khai Quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2021.

Đây cũng là cơ hội tốt để ĐBSCL thu hút thêm đầu tư của khu vực tư nhân, trong đó có FDI, vào lĩnh vực hạ tầng và logistics. Nhưng để làm được điều này, trước tiên cần xác định rõ danh mục dự án phát triển hạ tầng mà khu vực tư nhân có thể tham gia theo phương thức đầu tư PPP với một số cam kết cụ thể.

Tiếp đó, cần ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ĐBSCL, vì đây chính là một trong những điểm nghẽn quan trọng làm cho ĐBSCL trở nên kém hấp dẫn dưới con mắt nhà đầu tư.

Sau cùng là đẩy nhanh việc hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách theo hướng đồng bộ và nâng cao hiệu lực cũng như hiệu quả thực thi để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trên cơ sở rút kinh nghiệm từ các dự án đã và đang thực hiện.

Thêm vào cuối trang dùm Anh: Dự án tiềm năng ở ĐBSCL: www.asuka.com.vn

Nguồn: https://thesaigontimes.vn/thu-hut-fdi-vao-vung-dbscl-vung-dat-mai-van-chi-la-giau-tiem-nang/

Đây không phải thời điểm tốt bán bất động sản nhưng là thời điểm tốt để đi mua

“Đây không phải thời điểm tốt bán bất động sản nhưng là thời điểm tốt để đi mua”

Tháng Sáu 26, 2023

Đó là nhận định của ông Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc công ty đầu tư bất động sản Việt An Hòa. Vị này cho rằng, đây là thời điểm xác định đáy của bất động sản, là thị trường của người mua. Người mua tìm kiếm được bất động sản giá tốt, yêu thích thì nên xuống tiền.

Đây không phải thời điểm tốt bán bất động sản nhưng là thời điểm tốt để đi mua

Thời gian qua, thị trường bất động sản chứng kiến làn sóng giảm giá mạnh, song vẫn khó tìm được người mua. Với những người đi mua bất động sản thời điểm này đa phần đều có tâm lý ép giá mong muốn sẽ mua được với giá rẻ hơn.

Đơn cử, trường hợp anh Tuấn (Hà Nội) đang bán cắt lỗ 25% mảnh đất 120m2 tại Hà Nam với mức giá 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, người mua tiếp tục ép giá thêm xuống 1,5 tỷ đồng.

“Tôi rao bán 2 tháng nay có một số người tới xem nhưng cũng không liên hệ lại. Có một số người thì ngỏ ý thương lượng thêm về giá, nếu được sẽ mua ngay. Tuy nhiên, họ đều muốn ép giá thêm xuống 20 – 30% so với mức giá đưa ra xuống 1,5 – 1,7 tỷ đồng. Nếu bán với mức giá này tức mảnh đất của tôi mất đến 40% giá trị so với lúc xuống tiền. Vì chưa chốt được mức giá bán cuối cùng nên mảnh đất vẫn nằm đó”, anh Tuấn nói.

Theo anh Vũ Thanh Tùng, Giám đốc một sàn môi giới bất động sản tại Hà Nội, tình trạng ép giá trên thị trường bất động sản hiện nay diễn ra tràn lan. Người mua đều muốn sở hữu với giá rẻ, còn người bán kỳ vọng sẽ đỡ lỗ.

Đây không phải thời điểm tốt bán bất động sản nhưng là thời điểm tốt để đi mua

“Giảm giá đang là tình trạng chung của thị trường, ai cũng biết đây không phải thời điểm tốt để bán bất động sản. Tuy nhiên, những người bán lúc này đều rơi vào thế bị động, buộc phải bán khi có những khó khăn riêng. Theo đó, những người này đều mong muốn khi bán đi sẽ còn một phần lãi với những người đã mua lâu, hoặc bớt lỗ với những bất động sản mới đầu tư trong khoảng hơn 1 năm trở lại đây.

Còn phía người mua họ đang chiếm ưu thế vì sẵn tiền mặt nên có nhiều sự lựa chọn. Theo đó họ có tâm lý được thì mua không thì tìm bất động sản khác. Đây là tâm lý phù hợp, nhất là trong bối cảnh thị trường người bán nhiều hơn người mua như hiện nay”, anh Tùng nói.

Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang, Tổng Giám đốc công ty đầu tư bất động sản Việt An Hòa cho rằng, đây là thời điểm xác định đáy của bất động sản, là thị trường của người mua. Người mua tìm kiếm được bất động sản giá tốt, yêu thích thì nên xuống tiền.

Theo vị này, hiện nay có khoảng 20-30% nhà đầu tư có sẵn tiền mặt đang đi mua những bất động sản yêu thích, vị trí tốt, giá tốt. Những người này “máu đầu tư” đã thấm trong người chỉ đợi sản phẩm giá tốt, đúng nhu cầu đầu tư và pháp lý đầy đủ là mua.

“Đây có thể không phải thời điểm tốt để bán nhưng là thời điểm tốt để đi mua. Không lúc nào dễ mua nhà như lúc này”, ông Quang nói

Lý giải điều này, chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho rằng, người mua nhà đang được chủ đầu tư hỗ trợ “mạnh tay” về chính sách thanh toán. Hiện các dự án bất động sản đã cân bằng lại mức giá khá hợp lý khi đưa ra thị trường. Chủ đầu tư thấy được sự khó khăn của dòng tiền nên sẵn sàng kéo dài lịch thanh toán. Đây chính là cơ hội mua bất động sản để ở lẫn đầu tư.

Thực tế, đa phần các nhà đầu tư đều muốn mua được bất động sản giá rẻ hoặc bắt đúng đáy của thị trường nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Tuy nhiên, TS Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, rất khó dò đáy và biết đâu là đáy của thị trường. Thay vì chờ đợi đáy, người mua xác định các yếu tố như hiện trạng tài chính của bản thân; nhu cầu, mục đích, thời hạn đầu tư; bối cảnh tại khu vực dự định xuống tiền…và thực tế, đây là giai đoạn thích hợp, là cơ hội để vào thị trường.

Dự án nên mua thời điểm này giáp Hóc Môn: www.phucan.city

Nguồn: https://cafef.vn/day-khong-phai-thoi-diem-tot-ban-bat-dong-san-nhung-la-thoi-diem-tot-de-di-mua-188230625100753884.chn

Tối ưu không gian sống cho gia đình đa thế hệ tại Phúc An Asuka Châu Đốc

Tối ưu không gian sống cho gia đình đa thế hệ tại Phúc An Asuka Châu Đốc

Tháng Sáu 17, 2023

Phúc An Asuka tối ưu không gian sống để phục vụ cho gia đình đa thế hệ, đáp ứng nhu cầu và mong muốn của các thành viên trong gia đình. Dự án được trang bị đầy đủ các tiện ích nội khu, hạ tầng giao thông thông thoáng, không gian sống mát mẻ và kiến trúc ngôi nhà hiện đại. 

Phúc An Asuka

Tối ưu không gian sống cho gia đình đa thế hệ tại Phúc An Asuka Châu Đốc

Tối ưu không gian sống cho gia đình đa thế hệ tại dự án Phúc An Auska Châu Đốc

Phúc An Asuka là khu đô thị tọa lạc tại Thành phố Châu Đốc với hàng loạt các điểm đến du lịch ở trong khu vực. Dự án có quy mô khoảng 100ha, mở bán các sản phẩm nhà ở đa dạng gồm nhà phố liên kế, shophouse, biệt thự, đất nền với diện tích đa dạng, mở ra nền tảng an cư vững chắc cho cả gia đình.

Dự án nằm ở vị trí trung tâm Châu Đốc, gần các tiện ích xã hội như trường học, bệnh viện, siêu thị và các điểm tham quan du lịch. Việc có sự tiếp cận thuận tiện này giúp gia đình đa thế hệ tiết kiệm thời gian và năng lượng trong việc di chuyển và sử dụng các dịch vụ cần thiết.

Phúc An Asuka

Cổng chào dự án Phúc An Asuka ngay Quốc lộ 91 Thành phố Châu Đốc

Các điểm đến du lịch tại Châu Đốc như Miếu Bà Chúa Xứ, Chùa Tây An, Chùa Huỳnh Đạo, Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chợ nổi Châu Đốc, Rừng Tràm Trà Sư,…giúp các cư dân có một cuộc sống sôi động ngay tại Thành phố du lịch. Đây sẽ là nơi an cư, đầu tư với khả năng kinh doanh sôi động.

Các nhà phố và biệt thự tại Phúc An Asuka Châu Đốc An Giang có diện tích lớn khoảng từ 5x20m, 6x20m,…với kết cấu 1 trệt 2 lầu, có không gian sân trước, sân sau thoáng mát và rộng rãi, có ban công. Các chủ nhân có thể chọn gói thiết kế nội thất hoặc gói nhận nhà thô – tự thiết kế nội thất. Theo đó, dễ dàng cho các khách hàng dọn vào ở ngay thuận tiện. Ngoài ra, chủ đầu tư còn hỗ trợ chính sách ưu đãi tặng voucher nội thất đến 50 triệu cho những khách hàng hoàn thiện nhà trong vòng 6 tháng kể từ khi bàn giao nhà.

Phúc An Asuka

Phúc An Asuka với tiến độ xây dựng hiện hữu năm tháng 6/2023

Phúc An Asuka cung cấp các lựa chọn nhà phố và biệt thự với diện tích và phân bố không gian linh hoạt. Các căn nhà được thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu của gia đình đa thế hệ, từ không gian riêng tư cho các thành viên trưởng thành đến không gian chung cho sự giao tiếp và sinh hoạt. Trần Anh Homes hiện đang là đơn vị phân phối chính thức của dự án với các chính sách ưu đãi và chiết khấu nhận hoàn toàn từ chủ đầu tư.

Dự án Phúc An Asuka có các tiện ích nội khu đa dạng phục vụ tối đa các nhu cầu sống cho các cư dân từ già đến trẻ như hồ bơi, khu vui chơi trẻ em, phòng gym, spa, nhà hàng và khu vườn cây xanh, đáp ứng nhu cầu giải trí và thư giãn của cả gia đình. Những tiện ích này tạo ra một môi trường sống đa dạng và thuận tiện cho những gia đình đa thế hệ.

Phúc An Asuka

Phúc An Asuka chú trọng xây dựng hệ thống tiện ích đa dạng

Phúc An Asuka chú trọng vào việc xây dựng các khu vườn và không gian xanh trong dự án. Điều này tạo ra một môi trường sống gần gũi với thiên nhiên, tạo không gian thư giãn và tận hưởng. Mọi thành viên trong gia đình có thể cùng nhau đi dạo bộ, giải trí ở công viên Kazuko, mua sắm ở khu vực chợ đêm, shophouse; tập thể dục thể thao tại ven hồ điều hòa và rất nhiều tiện ích khác,…tất cả tạo nên một nếp sống chuẩn mực hiện đại hóa hấp dẫn cho các gia đình.

Dự án còn được trang bị hệ thống an ninh 24/7 và các biện pháp bảo vệ an toàn như hệ thống camera giám sát, bảo vệ 24 giờ. Điều này mang đến sự yên tâm và an toàn cho gia đình đa thế hệ. Các hệ thống cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư chuẩn mực với hệ thống đèn đường, hệ thống PCCC, hệ thống điện nước âm, vỉa hè, cây xanh được bố trí một cách hợp lý.

Hiện nay, để sở hữu sản phẩm bất động sản tại Phúc An Asuka khách hàng chỉ cần trả trước khoảng từ 780 triệu đã có thể nhận nhà ở ngay, số tiền còn lại thanh toán theo tiến độ lên đến 24 tháng với lãi suất 0%. Chủ đầu tư còn đưa ra nhiều chính sách chiết khấu và quà tặng khác giúp người mua dễ dàng sở hữu sản phẩm. Trần Anh Homes hiện là đơn vị phân phối chính thức của dự án Phúc An Asuka với dày dặn kinh nghiệm, trao niềm tin đến với khách hàng.

Có thể nói, với không gian sống được tối ưu cho các gia đình đa thế hệ, đồng thời đón nhận nhiều lợi ích từ vị trí, các điểm đến du lịch đa dạng, Phúc An Asuka trở thành điểm đến an cư và đầu tư hấp dẫn, phù hợp cho các gia đình có nhiều thành viên với một cuộc sống đầy đủ tiện nghi và hấp dẫn.

Bài viết “Tối ưu không gian sống cho gia đình đa thế hệ tại Phúc An Asuka Châu Đốc” gửi đến không gian sống được tối ưu tại dự án Phúc An Asuka và những lợi thế khác trong khu vực.

Thông tin liên hệ

Hotline: 0902 99 38 99

CÔNG TY CỔ PHẦN KD BẤT ĐỘNG SẢN TRẦN ANH HOMES

Địa chỉ văn phòng: 664 Tôn Đức Thắng, P. Vĩnh Mỹ, TP. Châu Đốc, An Giang

Email: asukachaudoc@gmail.com

Website: www.asuka.com.vn

Nguồn: https://asuka.com.vn/toi-uu-khong-gian-song-cho-gia-dinh-da-the-he-tai-phuc-an-asuka-chau-doc

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, để ĐBSCL thoát tình cảnh kém phát triển, bây giờ chính là thời điểm phải “trả nợ” cho khu vực này

Đã đến lúc ‘trả nợ’ cho Đồng bằng sông Cửu Long

Tháng Sáu 13, 2023

(KTSG Online) – Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc gánh sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực trong những năm qua đã khiến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rơi vào tình trạng kém phát triển, đời sống người dân khó khăn. Để ĐBSCL thoát tình cảnh kém phát triển, bây giờ chính là thời điểm phải “trả nợ” cho khu vực này.

PGS-TS Trần Đình Thiên, chuyên gia kinh tế, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết, lâu nay ĐBSCL được nhận diện với sứ mệnh là vùng đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia, là vùng trọng điểm về thuỷ sản và cây ăn trái của cả nước.

Tuy nhiên, với điều kiện hiện nay, tư duy như trên là không đủ, thậm chí gây ra những “nguy hiểm” trong nhận diện triển vọng, tương lai phát triển của ĐBSCL.

“Các điều kiện phát triển đã thay đổi buộc chúng ta phải tư duy lại, tức là lâu nay xem ĐBSCL mang sứ mệnh đảm bảo an ninh lương thực, thì bây giờ ngoài cái đó ra, còn là cái gì?”, ông Thiên nêu vấn đề và cho rằng, nếu ĐBSCL không thay đổi, thì “số phận” vẫn đứng trước những thách thức rất nghiêm trọng.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, để ĐBSCL thoát tình cảnh kém phát triển, bây giờ chính là thời điểm phải “trả nợ” cho khu vực này

Gánh sứ mệnh an ninh lương thực “kéo” ĐBSCL đi xuống

Tại diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng- phát triển kinh tế ĐBSCL” diễn ra chiều 10-6 ở thành phố Cần Thơ, ông Thiên đặt câu hỏi: “Sứ mệnh quốc gia của ĐBSCL rất lớn, nhưng tại sao đến bây giờ dân vùng này vẫn nghèo tiền rất xa so với bình quân cả nước?”

Một dẫn chứng được ông đưa ra, nếu như năm 1990, GRDP của TPHCM chỉ bằng 2/3 so với của vùng ĐBSCL, thì bây giờ con số đã đảo ngược hoàn toàn, tức GRDP của ĐBSCL chỉ bằng 2/3 so với TPHCM. “Chúng ta thấy một sự lùi lại khủng khiếp, vị thế của đồng bằng này theo cái tỷ trọng kinh tế là giảm sút”, ông nhấn mạnh và cho rằng, chuyển dịch của ĐBSCL chậm, di dân ra khỏi vùng ĐBSCL lại cao.

Vậy đâu là nguyên nhân khiến ĐBSCL ngày càng nghèo, dù mang sứ mệnh cao cả như vậy?

Theo ông Thiên, có mấy lý do cơ bản, bao gồm vốn đầu tư cho vùng này luôn ở trạng thái “thấp bé nhẹ cân” hơn so với các vùng khác; đầu tư tư nhân và chi ngân sách cho vùng ĐBSCL cũng ở mức khiêm tốn hơn về mặt tỷ lệ so với các vùng khác. “Anh Hiếu (ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực của Uỷ ban kinh tế Quốc hội- PV) đã đến đây (ý nói tham gia diễn đàn này- PV) thì nên ghi nhớ điều này để khi nào họp Quốc hội anh phải nói cho toàn dân biết được ”, ông nói.

Tuy nhiên, có một điều rất may mắn, theo vị chuyên gia kinh tế này, dù trình độ chưa cao, nguồn lực chưa mạnh, nhưng nỗ lực của riêng ĐBSCL những năm qua là rất lớn khi Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) vượt lên top 5, 10 của cả nước. “Nhưng, nỗ lực của địa phương, của lạnh đạo là chưa đủ khi lực lượng doanh nghiệp của ĐBSCL yếu”, ông nói và cho rằng, có nhiều lý do, bao gồm cả sự ưu tiên, hỗ trợ, cơ chế chính sách và nguồn lực từ Trung ương chưa đủ…

Trong bối cảnh như trên, thì khu vực ĐBSCL hiện đang đối mặt với rất nhiều thách thức, bao gồm nguồn nước ngọt- vốn là một trong những yếu tố quan trọng để “nuôi sống” Đồng bằng- đang thiếu hụt; bùn cát, phù sa về cũng bị suy giảm nghiêm trọng, trong khi nước biên dâng, ảnh hưởng rất lớn đến vùng này.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, để ĐBSCL thoát tình cảnh kém phát triển, bây giờ chính là thời điểm phải “trả nợ” cho khu vực này

Bắt đầu từ nguồn lực cho hạ tầng để ĐBSCL “thoát nghèo”

Từ thực trạng nêu trên, ông Thiên cho rằng, cả nước đang nợ đồng bào ĐBSCL và bây giờ bắt đầu trả nợ. “Đất nước đang tích cực trả nợ cho ĐBSCL, nhưng vấn đề là trả nợ như thế nào?”, ông nêu câu hỏi.

Ông Phan Hoàng Phương, Đại diện Viện chiến lược và phát triển giao thông Vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, khu vực ĐBSCL có 4 phương thức kết nối giao thông chính, bao gồm đường bộ, đường thuỷ nội địa, đường biển và hàng không. “Nhưng rõ ràng, hạ tầng giao thông khu vực này chưa được như kỳ vọng cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội”, ông cho biết và dẫn chứng, đối với trục dọc quốc lộ 1, dù đã được tập trung cải tạo, nhưng vẫn còn nhiều điểm nghẽn, nhất là các cầu vượt sông không đồng bộ toàn tuyến.

Còn về đường thuỷ nội địa, dù là khu vực có nhiều tiềm năng, nhưng việc tận dụng khai thác, đặc biệt là trong hoạt động vận tải container còn rất hạn chế. “Đối với vận tải đường biển, hiện có 70% hàng hoá xuất khẩu của ĐBSCL vẫn phải đi qua cảng biển TPHCM”, ông cho biết và thông tin, các loại hàng hoá nhập khẩu cũng phụ thuộc vào các cảng ở khu vực TPHCM và Đông Nam bộ.

Để khắc phục những khó khăn của hạ tầng giao thông, theo ông Phương, ĐBSCL sẽ là một trong những địa phương được Chính phủ tập trung đầu tư mạng lưới đường cao tốc khá nhiều. “Theo quy hoạch, ĐBSCL có 3 tuyến cao tốc trục dọc và 3 tuyến trục ngang”, ông dẫn chứng và cho rằng, đến năm 2030 sẽ hoàn thiện toàn bộ hệ thống đường cao tốc này của vùng. “Đây sẽ là tiền đề rất quan trọng để làm động lực để kêu gọi đầu tư, giúp ĐBSCL bứt phá vươn lên”, ông Phương nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phạm Hoàng Mai, Vụ trưởng Vụ kinh tế đối ngoại (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, đơn vị này đang phối hợp với 6 đối tác phát triển để đầu tư 16 dự án hạ tầng ở ĐBSCL với tổng vốn khoảng 85.140 tỉ đồng, trong đó, vốn đối ứng là 26.134 tỉ đồng và vốn vay nước ngoài hơn 59.000 tỉ đồng (tương đương 2,52 tỉ đô la Mỹ).

Theo ông Mai, việc đầu tư các dự án nêu trên được kỳ vọng sẽ tạo động lực mới cho phát triển vùng ĐBSCL, nhất là tạo không gian phát triển ra hướng biển khi các dự án được nhiều địa phương trong vùng đề xuất tập trung vào tuyến đường bộ ven biển.

Để hạ tầng tạo động lực cho phát triển cho vùng ĐBSCL, ông Phương của Viện chiến lược và phát triển Giao thông Vận tải cho rằng, ĐBSCL là vùng có lợi thế khi đã thực hiện xong quy hoạch tích hợp quốc gia và quy hoạch địa phương, tức có đủ hệ thống quy hoạch. “Do đó, các quy hoạch hạ tầng còn lại như: đô thị, các phân khu khác…, chỉ cần bám sát là có thể phát huy tối đa lợi thế hạ tầng đã được quy hoạch”, ông cho biết.

Trong khi đó, về huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng, theo ông Phương, hạ tầng khung có nhu cầu nguồn lực khá lớn nên cần chú trọng đến các đối tác phát triển quốc tế. Bởi lẽ, những tổ chức như Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đang rất quan tấm đến vùng. “Giai đoạn tới cần tập trung hơn nữa huy động nguồn vồn ODA từ các quỹ phát triển trên thế giới”, ông gợi ý.

Ông Phan Đức Hiếu, Uỷ viên thường trực của Uỷ ban kinh tế Quốc hội cho rằng, Nghị quyết 78 của Chính phủ có hai cơ hội mà ông mong muốn triển khai nhanh. Trong đó, đầu tiên là nhiệm vụ số 14 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến cơ chế, chính sách đặc thù cần thiết để huy động các nguồn lực cho phát triển kết cấu hạ tầng, thời hạn từ 2022-2025.

Tuy nhiên, ông Hiếu mong muốn phải rút ngắn thời hạn nêu trên để tăng hiệu quả, đặc biệt các tỉnh trong vùng cần hợp tác để thúc đẩy Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai nhanh việc thực thi cơ chế đặc thù.

Thứ hai, theo gợi ý của ông Hiếu, trong cơ chế đặc thù nêu trên, các địa phương có thể tìm cách đưa ngân sách vào hỗ trợ để thực hiện các hoạt động đầu tư có ưu tiên và có tính kết nối. “Đây là những cơ chế rất quan trọng để thúc đẩy vùng phát triển”, ông nhấn mạnh và một lần nữa cho rằng, các địa phương nên “gây áp lực” với Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cơ chế này được thực hiện một cách nhanh nhất.

Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên cho biết, hiện vùng ĐBSCL đang cần năng lực mới và các cấp lãnh đạo đang có tư duy hành động “rất khác” đối với vùng này. “Việc Thủ tướng Chính phủ cho phép làm đường cao tốc chiến lược quốc gia ở vùng này là đột phát rất mạnh, không chỉ từ TPHCM xuống Cà Mau, mà còn từ Châu Đốc (An Giang) xuống Trần Đề (Sóc Trăng)”, ông dẫn chứng

Vịc huyên gia kinh tế này cho rằng, song song với cách tiếp cận mới như nêu trên, phải bố trí lại đô thị cũng như vùng sản xuất khác đi nhằm tạo đột phá cho ĐBSCL.  “Tôi hy vọng đầu tư của nhà nước tăng lên sẽ tạo điều kiện cho ĐBSCL có nền tảng tốt để phát triển”, ông nhấn mạnh.

Nguồn: https://thesaigontimes.vn/da-den-luc-tra-no-cho-dong-bang-song-cuu-long/